"lang":"vi"

Công thái học cho trẻ và những điều cha mẹ cần biết

  • 26/04/2024
Trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất của việc ngồi học sai tư thế. Với tần suất học tập dày đặc cả ở trường và ở nhà thì việc cha mẹ cần quan tâm đầu tư cho con những đồ dùng công thái học để hỗ trợ tư thế là rất cần thiết.
 
Việc dạy cho trẻ những khái niệm về công thái học sớm cũng quan trọng như dạy cho trẻ về chế độ dinh dưỡng hay rèn luyện thể dục thể thao. Điều này sẽ giúp trẻ sớm hình thành được nhận thức về vấn đề cần phải bảo vệ sức khỏe xương khớp cũng như vóc dáng của cơ thể.
Bởi khi lớn lên, các con sẽ dần nhận thức được những yếu tố về mặt thầm mỹ, nếu không rèn luyện tư thế ngồi học ngay từ nhỏ, thì việc mắc phải những vấn đề về gù lưng, cong vẹo cột sống, xương cổ nhô trước... không chỉ gây ra những ảnh hưởng xấu về mặt thể chất mà còn gây ra những tổn thương về mặt tâm lý của các con.
 
 

Một số lợi ích mà trẻ nhận được khi được tiếp xúc và chỉ dạy đúng về công thái học:

  • Tăng cường sức khỏe lâu dài: Những thói quen ngồi học đúng tư thế từ khi còn nhỏ sẽ giúp ngăn ngừa rối loạn cơ xương, béo phì và các vấn đề về sức khỏe khác liên quan

  • Giảm nguy cơ chấn thương: Tình trạng căng khớp, lưng và cổ cùng các chấn thương chuyển động lặp đi lặp lại như hội chứng ống cổ tay ( trình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép gây ra những triệu chứng: viêm, đau, tê, mất cảm giác, teo cơ…) sẽ được cắt giảm

  • Tăng sự hứng thú: Khi tư thế được cải thiện và việc lưu thông máu diễn ra tốt thì trẻ sẽ tập trung hơn vào các nhiệm vụ đang làm, năng suất và hiệu quả học tập sẽ cao hơn.

  • Cải thiện tâm trạng: Sự khó chịu về thể chất thường dẫn đến những cảm xúc tiêu cực. Vậy nên việc cho trẻ tiếp xúc với công thái học từ sớm sẽ giúp các con được cải thiện về thể chất, tạo ra những thói quen tốt để gia tăng cảm xúc tích cực.

 
 

Thiết lập một môi trường công thái học tốt cho trẻ

Cho trẻ tiếp xúc với  những đồ vật công thái học từ nhỏ không đơn thuần là ngồi học trên bàn ghế công thái học, mà là tạo ra một môi trường công thái học thực sự. Sau đây là một số ví dụ thực tiễn về công thái học cho trẻ cũng như những lý giải về mặt lợi ích mà nó mang lại.

 

1. Điều chỉnh những thói quen của cơ thể

Đa phần trẻ em hiện nay dù là các cấp học từ nhỏ đến lớn đều có thói quen ngồi học với tư thế đầu hướng về phía trước, khuỷu tay co hẹp sát với cơ thể và cổ tay viết bài sai tư thế, Những hành động này có thể dẫn đến sự căng cứng cơ cổ vai, gây ra sự đau nhức, mệt mỏi và chán nản.

 

Có thể can thiệp chỉnh sửa một số yếu tố nhỏ để hỗ trợ trẻ như:

  • Điều chỉnh lại giúp trẻ vị trí đặt cánh tay cũng như độ mở của bả vai để phần cổ và bả vai đi xuống luôn được thả lỏng 

  • Khi viết bài, cổ tay và má tay đều phải đặt hoàn toàn xuống mặt bàn để tạo ra một điểm tựa cho cổ tay, nếu nâng cổ tay lên để viết sẽ rất dễ gây mỏi cổ tay, thời gian dài sẽ gây nên những tổn thương nhất định đến cổ tay

  • Cho trẻ nghỉ giải lao sau mỗi 45- 60 phút và khuyến khích trẻ đứng lên khỏi bàn học để tập luyện một vài động tác thư giãn toàn thân nhẹ nhàng.

 

Đối với những trẻ có sử dụng máy tính để học thì ba mẹ cần chú ý điều chỉnh một số chi tiết sau:

  • Đặt màn hình máy tính ngang với tầm mắt của trẻ để tạo một góc nhìn vừa vặn sao cho trẻ không cần cúi đầu xuống hoặc ngửa đầu lên

  • Máy tính phải vừa trong khoảng chiều dài cánh tay, hoặc vừa trong tầm tay với để trẻ tùy ý điều chỉnh góc độ sao cho phù hợp với bản thân. Nhiều ba mẹ lo lắng nếu đặt quá gần thì sẽ gây hại cho mắt của trẻ, tuy nhiên nếu đặt máy tính quá xa thì trẻ cũng khó nhìn rõ bài học và phải mở căng mắt lên để nhìn, điều này cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho đôi mắt.

  • Điều chỉnh độ cao của bàn phím và chuột, ba mẹ có thể thay thế bằng bàn phím và chuột công thái học để hỗ trợ con tốt hơn

  • Hướng dẫn trẻ di chuyển chuột bằng cẳng tay chứ không phải bằng cổ tay.

 

Bên cạnh việc hiệu chỉnh những thói quen của phần thân trên thì đôi chân bên dưới cũng cần được nâng đỡ tự nhiên và thoải mái. Dạy trẻ đặt chân thoải mái trên sàn nhà, đầu gối ở góc 90 độ so với mặt đất và không để bất kỳ vật nào cản trở phần thân dưới của trẻ. Điều này sẽ tạo ra những hiệu quả bất ngờ như:

  • Tuần hoàn máu đến đôi chân tốt hơn, không còn tình trạng tê chân, mất cảm giác ở chân khi phải ngồi ở một tư thế trong thời gian lâu

  • Giảm áp lực lên mặt sau của đùi, tránh làm tăng áp lực lên các mô và cơ ở lưng

  • Ngăn chặn cảm giác khó chịu, căng thẳng, đau đớn và mệt mỏi cho cơ thể.

 

Một số cách giúp gia tăng sự thoải mái khi ngồi học như:

  • Sử dụng giá kê chân nhằm cung cấp cho đôi chân một điểm tựa ổn định mà không bị lửng lơ và chơi vơi.

  • Đặt đệm ở dưới mông hoặc sau lưng để tạo cảm giác êm ái và nâng đỡ tốt hơn nếu sử dụng loại ghế ngồi học bình thường không có các tính năng điều chỉnh.

 
 

2. Chọn bàn ghế phù hợp

Nếu bàn ghế ngồi học ở nhà của trẻ quá lớn hoặc quá nhỏ, sẽ làm cho tư thế ngồi học không trung lập, khiến bé mệt mỏi nhanh hơn, bị căng thẳng và đau khắp cơ thể. Vậy nên ba mẹ hãy lưu ý lựa chọn những bộ bàn ghế ngồi phù hợp với vóc dáng của con.

Hoặc để tiện lợi và tiết kiệm chi phí hơn, ba mẹ có thể lựa chọn bàn ghế ngồi học chống gù công thái học, với những tính năng điều chỉnh các bộ phận vừa vặn với cơ thể, bàn ghế ngồi học chống gù sẽ hỗ trợ trẻ cải thiện tư thế ngồi tốt hơn.

Khi đầu tư bàn ghế công thái học chống gù cho trẻ, ba mẹ hãy lưu ý một vài tùy chỉnh sau đây của ghế để có thể hỗ trợ tư thế ngồi của bé tốt nhất:

 

Tùy chỉnh tựa lưng

Phần tựa lưng của ghế chống gù giúp duy trì độ cong tự nhiên của phần lưng dưới hay chính là khu vực thắt lưng của trẻ. Tựa lưng thoải mái sẽ làm giảm các tư thế sai lệch, mang đến cho trẻ cảm giác thoải mái dù phải ngồi học trong thời gian dài. Ngược lại, nếu không có tựa lưng phù hợp, trẻ có thể ngồi sai tư thế và dẫn đến sự mệt mỏi của các cơ và xương khớp

 

Vậy nên hãy tùy chỉnh làm sao cho tựa lưng của ghế có thể nâng đỡ hoàn toàn lưng trẻ, đặc biệt tựa lưng phải ôm sát với lưng.

Bên cạnh đó khi lựa chọn ghế chống gù cho trẻ, ba mẹ cũng cần lưu ý lựa chọn những chiếc ghế có thiết kế tựa lưng cong tự nhiên giống với đường cong cột sống, những thiết kế tựa lưng như vậy mới hỗ trợ lưng trẻ ở tư thế tự nhiên và thoải mái nhất.

 

Lưu ý những chiếc ghế có tay vịn

Đa phần ghế chống gù của trẻ em ngày nay đều có thiết kế giống như một chiếc ghế công thái học văn phòng, vậy nên tay vịn cũng là một bộ phận không thể thiếu của ghế công thái học chống gù.

 

Tuy nhiên nếu để tay vịn quá cao thì trẻ sẽ phải nâng cao vai lên, việc này sẽ gây đau, tê cứng bả vai và gáy. Còn nếu để tay vịn quá thấp thì tay vịn sẽ không phát huy được hiệu quả nâng đỡ cánh tay của nó. Điều chỉnh đúng chuẩn tay vịn sẽ giúp phân bổ trọng lượng của phân trên cơ thể, tuần hoàn máu sẽ tốt hơn và không còn tình trạng đau vai hoặc đau nửa đầu sau.

 

 

3. Điều chỉnh ánh sáng phù hợp

Ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu đều là những tác nhân gây ra những tật về mắt và cản trở quá trình học tập của trẻ. Tầm quan sát của trẻ cần không có ánh sáng phản chiếu gây chói mắt để đảm bảo sự tập trung xuyên suốt và không gây khó chịu.

 

Sau đây là một số tips mà ba mẹ có thể áp dụng để tối ưu nguồn sáng cho trẻ như:

  • Ưu tiên đặt bàn học của trẻ ở những nơi có ánh sáng tự nhiên, ánh sáng tự nhiên không chỉ tốt cho quá trình trao đổi chất của trẻ, mà còn là nguồn ánh sáng an toàn và dễ thích nghi với trẻ nhất. Tuy nhiên hãy chuẩn bị thêm rèm che để che chắn khi nguồn ánh sáng tự nhiên quá mạnh, gây lóa mắt cho trẻ

  • Sử dụng đèn học chuyên dụng cho trẻ, bởi loại đèn này có các chế độ ánh sáng với cường độ chiếu sáng khác nhau, ba mẹ có thể tùy chỉnh các loại ánh sáng để tìm ra nguồn sáng phù hợp với mắt trẻ

 

Ba mẹ cũng cần lưu ý đến mặt bàn học của trẻ, vì mặt bàn chính là nơi phản chiếu ánh sáng từ đèn lên mắt trẻ, giống như một chiếc gương mờ, nó sẽ gây lóa và chói mắt. Để yên tâm, ba mẹ có thể thay thế bàn học thông thường ở nhà bằng bàn học có phủ lớp chống lóa hoặc bàn học thông minh. Lớp chống lóa ở mặt bàn sẽ giúp hấp thụ ánh sáng từ đèn chiếu xuống và không phản chiếu lại lên mắt trẻ.

 

4. Sử dụng balo phù hợp

 

Mang cặp sách quá nặng, trẻ sẽ bị đau cổ, vai và lưng, ảnh hưởng xấu đến tư thế và cột sống. Ngoài ra, còn dẫn đến khó thở và mệt mỏi. Tương tự, nếu trẻ đeo ba lô trên một vai, nó sẽ tạo áp lực lên một bên cơ thể của chúng nhiều hơn bên còn lại. Vậy nên ba mẹ hãy lưu ý:

 

  • Hãy dạy trẻ sử dụng thắt lưng nếu ba lô của các em có thắt lưng và mang ba lô trên cả hai vai.

  • Nếu có thể, hãy lựa chọn mua ba lô có bánh xe kéo để các em không phải mang vác nặng trên vai.

  • Kết hợp với giáo viên đưa ra hướng dẫn rõ ràng về những tài liệu và sách vở các con cần mang đến lớp mỗi ngày.

  • Bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều mẫu balo có thiết kế chống gù cho trẻ, ba mẹ có thể tham khảo và mua cho các con


Công thái học cho trẻ là quan trọng và phần nhiều người lớn chúng ta thường không chú ý đủ. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã biết được tầm quan trọng của công thái học cho trẻ cũng như sẵn sàng để đồng hành cùng bé trong việc áp dụng công thái học vào môi trường học tập.

HỆ THỐNG TRUNG TÂM NỘI THẤT THÔNG MINH DERGO VIỆT NAM
Kính mời quý khách hàng đến trải nghiệm và mua sắm!

DERGO Bình Thạnh - HCM

180 Trường Sa, P1, Q. Bình Thạnh

DERGO Cầu Giấy - Hà Nội

19A, Trần Duy Hưng, P Trung Hòa, Q Cầu Giấy, Hà Nội

Ngôn ngữ
Tiếng Việt
DERGO VIETNAM Shop DERGO VIETNAM Showroom DERGO VIETNAM Tư vấn
DERGO VIETNAM
Chat zalo
DERGO VIETNAM
Gọi ngay