Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục tình trạng trẻ sai tư thế ngồi học
- 09/10/2020
Theo khảo sát, có tới 65% trẻ em tại Việt Nam đều gặp phải những căn bệnh học đường như: Cận thị, gù lưng, lệch vẹo cột sống,... Nguyên nhân chính là do tư thế ngồi học của trẻ không chuẩn xác, lâu ngày trở thành thói quen xấu. Vậy phụ huynh nên khắc phục tình trạng trẻ sai tư thế ngồi học bằng cách nào?
1. Tư thế ngồi học của trẻ sai là do đâu?
Dễ dàng nhận thấy tư thế ngồi học của trẻ luôn trong tình trạng cúi gằm mặt xuống bàn để học bài. Chưa kể, có trẻ thì ngồi vẹo hẳn sang một bên hoặc trườn ra bàn, rướn tay lên để viết. Hầu hết trẻ thường có thói quen tì ngực vào bàn lấy điểm tựa để viết.
Tư thế ngồi học của nhiều trẻ em hiện nay
Thời gian học lâu: Đây là nguyên nhân đầu tiên là do quá trình ngồi học quá lâu gây mệt mỏi, phản xạ của trẻ muốn tìm cách vận động di chuyển cơ thể, thay đổi tầm nhìn, nhưng lâu dần lại trở thành thói quen xấu.
Một nguyên nhân quan trọng khác là do độ cao giữa ghế và bàn không phù hợp với vóc dáng cơ thể của trẻ. Nếu khoảng cách này quá ngắn, khi ngồi lưng các em sẽ bị còng. Nếu khi cao quá thì mắt sẽ sát với vở, gây cận thị.
Xem thêm bài viết: Điểm mặt các mẫu bàn học hiện đại HOT nhất trên thị trường
2. Hậu quả khôn lường khi ngồi học sai tư thế
Bệnh về cột sống
Bệnh về cột sống là tình trạng cột sống bị uốn cong sang bên phải hoặc bên trái theo hình chữ C hay chữ S. Cong cột sống là khi cột sống xuất hiện những đoạn cong bất thường theo 2 dạng: Gù (cột sống phần ngực uốn cong quá mức ra phía sau); Ưỡn (cột sống phần thắt lưng uốn cong quá mức ra phía trước).
Bệnh cong vẹo cột sống không phải bệnh gây ra tác hại nghiêm trọng tức thời. Tuy nhiên tình trạng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, ngoại hình của trẻ trong tương lai.
XEM THÊM: Ghế ngồi học chống gù - Sản phẩm bảo vệ cột sống của trẻ một cách tốt nhất
Bệnh cận thị
Thời gian gần đây, cận thị là một trong những căn bệnh mà rất nhiều trẻ mắc phải. Trung bình 10 trẻ thì có tới 7 trẻ mắc cận thị. Bệnh cận thị gây ra một vài tác hại đến trẻ như sau:
Hạn chế sự phát triển toàn diện của trẻ.
Hạn chế các hoạt động thể dục thể thao.
Hạn chế các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Hạn chế một phần kết quả học tập do mắt chóng bị mỏi, do nhìn bảng không rõ, viết và đọc chậm.
XEM THÊM: Lợi ích của tư thế ngồi học đúng, bố mẹ nào cũng nên biết
3. Làm sao để bé có tư thế ngồi học đúng?
3.1 Bố mẹ cần quan tâm tới tư thế ngồi học của trẻ
Phụ huynh cần tạo lập cho trẻ thói quen ngồi đúng tư thế khi học
Khi trẻ ngồi học, giáo viên và phụ huynh cần chú ý quan sát để hướng dẫn giúp bé có tư thế ngồi học chuẩn xác nhất. Không nên ngồi học quá lâu mà nên có thời gian nghỉ giải lao giữa giờ.
Bên cạnh đó, cần chú ý chân và đùi tạo thành góc 90°. Thân giữ thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước. Giữ hai tay ngay ngắn trên mặt bàn.
3.2 Đảm bảo ánh sáng không gian học tập
Bố mẹ hãy để bàn học của trẻ tại nơi có ánh sáng tự nhiên tốt hoặc có thiết bị đèn học đủ ánh sáng. Đảm bảo ánh sáng giúp trẻ ngồi học tốt hơn, không cúi quá gần gây vẹo cột sống.
3.3 Chọn cho trẻ bàn ghế học phù hợp với trẻ
Bàn học thông minh giúp trẻ luôn ngồi ở tư thế đúng khi học bài
Bàn ghế học tập cần có kích thước phù hợp với chiều cao của trẻ đối với từng cấp học khi sử dụng. Để dễ dàng hơn, phụ huynh có thể lựa chọn sản phẩm bàn học thông minh chống gù chống cận có tính năng tăng chỉnh chiều cao linh hoạt, phù hợp với trẻ từ 3 tuổi đến khi trưởng thành.
ĐỪNG BỎ QUA: 99+ mẫu bàn học thông minh chống gù chống cận bán chạy nhất
Mong rằng, với những thông tin hữu ích bên trên, các bậc phụ huynh có thể giúp trẻ ngồi học đúng tư thế. Bên cạnh đó, đừng quên mua ngay cho bé nhà mình một bộ bàn ghế thông minh chống gù chống cận ngay hôm nay. Mọi chi tiết về sản phẩm, vui lòng liên hệ tới số Hotline 08.9999.1800 - 08.9999.1600 hoặc truy cập Dergo.vn để được giải đáp chi tiết nhất.